Hà Nội cổ
xưa qua ống kính Toàn quyền Đông Dương. Triển lãm "Ký ức Việt Nam 1895-1896" tại Thư viện quốc
gia mới đây giới thiệu hơn 200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand
Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội.
Bức ảnh này chụp toàn cảnh Hồ Gươm, vòng đỏ phía xa được xác định
là cột khói của xưởng nhuộm thuộc một công ty xây năm 1891, sau chợ Đồng Xuân.
Năm 1918, công ty này sáp nhập với Nhà máy dệt ở Nam Định.
Trên hồ Hoàn Kiếm có 2 hòn đảo, một to gần bờ và nhỏ giữa hồ. Giữa
thế kỷ 19, người Việt đã xây một đền nhỏ, một ngọn tháp bằng đá (Tháp Bút) và
cái cầu bắc qua (Thê Húc) để ra ngôi đền Ngọc Sơn trên đảo lớn.
Còn ở đảo nhỏ mãi tới năm 1886 mới xây Tháp Rùa bằng gạch. Thời điểm
chụp bức ảnh này, trên nóc Tháp Rùa có phiên bản tượng Nữ Thần Tự do của nhà
điêu khắc Pháp August Bertholdi được đưa đến Hà Nội dự đấu xảo và sau đó đặt ở
đây. Bị dư luận chỉ trích, nó phải chuyển đi nơi khác.
Cuối thế kỷ thứ 19, những người Pháp ở Hà Nội xem hồ Gươm là hồ Nhỏ,
phân biệt với hồ Tây (trong hình) là hồ Lớn.
Khi người Pháp quy hoạch Hà Nội, nảy sinh xung đột giữa một bên là
bảo tồn nơi thờ tự của người Việt với việc bảo tồn những cây cổ thụ và một bên
là xây dựng đô thị kiểu châu Âu, du nhập các loại cây phù hợp. Sử chép rằng các
quan chức cao cấp chủ trương tôn trọng tập quán thì các quan chức quản lý thành
phố ưu tiên yếu tố hiện đại.
Công trình đầu tiên Pháp quy hoạch Hà Nội là chỉnh trang không
gian quanh hồ Hoàn Kiếm. Trong ảnh, con đường chạy quanh hồ được khánh
thành vào Tết năm 1893.
Thời Rousseau cầm quyền, người Pháp không phá bỏ những phố
phường từ xưa của đất Thăng Long. Ở mức độ khác nhau, họ đầu tư cải tạo hạ tầng
nhưng vẫn giữ nguyên yếu tố truyền thống. Trong ảnh này phố Chợ Gạo vẫn giữ được
vẻ sơ sài, bán gạo và nông sản.
Phố Hàng Mắm với đoàn người gánh các thùng gỗ đựng mắm từ bến sông
vào các cửa hàng.
Phố Hàng Điếu đã rộng rãi, sang trọng hơn vì bán đồ hút cho những
vị khách thị dân.
Phố Hàng Bông có nhà cửa bằng gạch khang trang, đang được chỉnh
trang hạ tầng nhờ sức lao động của những người tù khổ sai. Họ đang kéo các chiếc
lu lăn đường rất nặng.
Cùng với
việc chỉnh trang khu phố cổ, các đường phố mới cũng được quy hoạch bài bản để mở
rộng quy mô của Hà Nội. Trước năm 1888, người Pháp lưu trú trong khu vực, được
gọi là Đồn Thủy. Họ đã cho kè đê mở rộng từ Đồn Thủy tới tận Hồ Tây.
Con phố mang tên “Rue de France - Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng
vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường
Paul Bert, nay là Tràng Tiền.
Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn
Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp - Đồng Khánh - nay chính là
phố Hàng Bài.
Con đường ven hồ Hoàn Kiếm ở phía Đông sẽ là trục đường đi qua các
công sở của thành phố: Bưu điện, tòa thị chính, vườn hoa Paul Bert… mang tên một
viên sĩ quan Pháp tử nạn, nay là đường Đinh Tiên Hoàng.
Cái tên Jules Ferry, Thủ tướng Pháp thời đó, được đặt cho một
con đường phía Tây hồ Hoàn Kiếm, rất gần Nhà Thờ Lớn.
Con đường này vốn là phố của thợ vẽ và thợ làm trống, nó được kéo
dài tới hết hồ Gươm. Tại đây, nhiều khách sạn, tòa báo và các cửa hàng được lập
ra. Xe kéo là phương tiện giao thông chủ yếu trong thành phố thời đó.
Con voi này là phương tiện đi lại cho một quan chức cao cấp của Việt
Nam đang có mặt tại đây.
Thời điểm Armand Rousseau làm Toàn quyền, dân số Hà Nội chưa đông.
Do nhu cầu, người châu Âu trong thành phố đòi hỏi thành lập trường đua ngựa và
một nơi tổ chức hòa nhạc. Sân Quần Ngựa được xây gần hồ Tây.
Còn nhà hòa nhạc (Nhà Kèn) được xây gần hồ Hoàn Kiếm. Vào ngày nghỉ,
đội nhạc của Pháp đóng ở Hà Nội thường diễu hành qua hồ rồi về đây hòa nhạc.
Chùa Láng được xây dựng thế kỷ 17, nổi tiếng với lối kiến trúc và
thờ tự đến nay vẫn không mấy thay đổi. Chỉ có điều, hàng muỗm cổ thụ đến nay đã
già thêm hơn 100 tuổi và chùa Láng lọt thỏm giữa khu dân cư đông đúc.
Đền Quán Thánh, ngôi đền được xây từ thế kỷ 12, chuyển về gần
Hồ Tây thế kỷ 15. Nó được trùng tu năm 1893 và khánh thành đúng thời điểm ông Rousseau đương
quyền. Thời đó người Pháp quen gọi bức tượng đồng Thánh Trấn Vũ nặng 4 tấn là đại
Phật.
Với một đô thị chuẩn Pháp thì một không gian sinh thái nhằm cân bằng
cuộc sống đô thị hóa là nhu cầu thiết yếu. Công viên Bách Thảo được xây dựng,
trồng nhiều loại cây, nuôi muông thú. Chỗ ở của Rousseau là tòa nhà không lớn
nhưng có nhiều cây cối bao quanh. Tới những năm 1901-1907, phủ toàn quyền mới
được xây dựng.
Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng
nhu cầu một thời là kinh đô của những vùng xung quanh.
Chợ Đồng Xuân lớn hơn cả, được quy hoạch ở vị trí hiện thời vào những
năm cuối thế kỷ 19. Mái tôn là biểu hiện cho việc đã trở thành đô thị do Pháp
quy hoạch.
Chợ có khu vực bán rau quả kéo dài ra gần sông Hồng, gần với các bến
bãi bán tre nứa được thả từ miền thượng du về. Một Hà Nội của những người bán
rong đã có thời đó.
Lúc này, cầu Long Biên bắc qua sông Hồng chưa hình thành. Ảnh của
Rousseau cho thấy vai trò của giao thông đường thủy bằng thuyền gỗ, bè mảng
truyền thống hay các loại tàu chạy máy hơi nước. Mùa cạn, những cây cầu phao
này sẽ thay thế.
Bộ ảnh còn lưu lại nhiều bức hình quý giá về thành Hà Nội trước
khi bị phá hủy. Trong ảnh, Cửa Đoan Môn thẳng với Sở Pháo thủ của quân
Pháp.
Cầu bắc vào Cửa Đông thành Hà Nội. Trước khi Pháp làm chủ thành Hà
Nội thì Hoàng thành Thăng Long đã 2 lần phải sửa chữa lớn. Vua Gia Long thu nhỏ
lại, vua Minh Mạng hạ thấp thành thêm một mức.
Người Pháp chỉ giữ lại duy nhất cửa Bắc và cột cờ để quy hoạch lại
Hà Nội theo đúng chuẩn một thành phố phương Tây. Trong ảnh là quang cảnh bên
trong thành Hà Nội.
Theo sử chép thì Toàn quyền Armand Rousseau là người thực hiện vì
việc khánh thành khởi công năm 1896 và kết thúc năm 1897.
Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối
cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới
được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ
Hà
Nguồn: vnexpress.net
Tag :
Tin tức
Bình Luận
0 Bình luận "Những bức ảnh xưa về Hà Nội"