Làng Đa Chất, xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội khác lạ nhiều nơi khi người dân trong làng sử dụng thứ "tiếng lóng" như... chim hót, nếu như không có người phiên dịch sẽ không ai hiểu được họ đang nói gì.
Nằm giữa ngã ba sông Lương và sông Nhuệ, làng Đa Chất bình yên như bao làng quê nông thôn miền Bắc khác. Theo sự chỉ dẫn, tôi may mắn gặp được ông Nguyễn Văn Sớm, 85 tuổi, quê gốc ở làng Đa Chất. Sinh ra và lớn lên tại ngôi làng này, ông Sớm là một trong hai người cao tuổi nhất làng Đa Chất, đến nay còn nắm được nguyên vẹn thứ ngôn ngữ riêng biệt không nơi nào có.
“Mật ngữ” làng Đa Chất"Có nhát nóng ngoại về tõi rực?", ông Sớm nói với tôi. Hoá ra, câu đó có nghĩa là "Cháu ở cơ quan nào về đây?".
Người đàn ông tiếp tục nhìn tôi bảo: "Ngáo nhát còn chớt" và "Nhát thít mận". Nếu như ông sớm không dịch lại, hai câu trên có nghĩa là "Cháu nhìn còn trẻ" và "Cháu uống nước", tôi vẫn ớ ra chưa hiểu ông vừa nói gì. Ông Sớm cười: “Đó là một thứ ngôn ngữ riêng của làng, không nơi nào có thể biết và nói được".
Theo ông Sớm, tiếng lóng làng Đa Chất gắn liền với nghề đóng cối của làng, từ khi nghề làm cối được hình thành thì thứ ngôn ngữ này cũng bắt đầu xuất hiện.
"Khi nghề đóng cối trở thành nghề gia truyền của làng Đa Chất, “tiếng lóng” trở thành thứ tiếng riêng biệt của làng. Đó là ngôn ngữ của các thợ làm cối khi đi đóng cối thuê trên khắp cả nước, thợ cả truyền cho thợ phó, truyền từ đời này sang đời khác. Khi nghề đóng cối dần mai một vì người ta dùng nhiều máy móc, phương tiện hiện đại, ngôn ngữ của riêng những người thợ cối vẫn được giữ lại", ông Sớm cho hay.
Ông Sớm dẫn các ví dụ: "Người thợ chính muốn thợ phụ đi chặt tre bổ củi thì sẽ nói “xảo sởn quần ớt, quất ông lông đi”. Khi thấy người thợ phụ làm sai thợ cả sẽ nhắc “mày xấn táo rồi, bệt ngáo kìa” (mày làm lỗi rồi, nhà chủ nó trông thấy kia kìa). “Thợ đóng cối làm việc ở nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, cần phải có cách xã giao tốt. Để có thể vừa bảo vệ mình, vừa không mất lòng thiên hạ, lại giữ được nếp làng thế nên chúng tôi giao tiếp với nhau chủ yếu bằng "tiếng lóng” ông Sớm kể lại.
Theo ông Sớm, "tiếng lóng” làng Đa Chất được sử dụng tùy vào từng trường hợp. Nếu như không có người lạ đến mà chỉ có người trong làng thì người dân nơi đây sẽ không nói tiếng của mình, trừ khi các cụ ngồi nói chuyện, uống nước chè ôn lại những ngày tháng đi tứ phương đóng cối.
Chị Nguyễn Thị Vân, 40 tuổi, người làng Đa Chất chia sẻ, bây giờ người dân vẫn sử dụng "tiếng lóng" khi có người lạ đến làng. Thấy người lạ có ý đồ không tốt, có những thói xấu, mắt la mày lém hay những hành động cử chỉ thô tục… thì người trong làng sẽ nói với nhau để mọi người cảnh giác.
Gìn giữ "tiếng lóng"Theo chân ông Nguyễn Văn Sở, tôi đến ngôi đình làng Đa Chất gặp ông Nguyễn Ngọc Đoán, 81 tuổi, người trông coi đình làng Đa Chất. Ông Đoán là người thứ 2 trong làng còn thuộc nguyên vẹn "tiếng lóng" truyền thống từ thuở xa xưa.
"Thật ra làng còn 4 đến 5 cụ biết hết "tiếng lóng" nhưng do có tuổi nên các cụ không còn minh mẫn nữa”, ông Đoán nói. Ông Đoán là người duy nhất còn giữ cuốn được gọi “Thần phả” của làng, đó chính là cuốn sách ghi lại ngôn ngữ đặc biệt và lịch sử nghề truyền thống đóng cối của nơi này. Cuốn sách có tên “Văn hóa dân gian làng Đa Chất” của tác giả Chu Huy - Nguyễn Dấn.
Hiện nay cuốn sách đã được đưa sang Đức để nghiên cứu, song ông Đoán vẫn là người nắm giữ từng câu chữ trong cuốn sách đó. "Từ xưa thứ ngôn ngữ này được lưu lại nhờ truyền miệng, còn cuốn sách này chúng tôi để giữ lại cho thế hệ sau”, ông Đoán cho hay.
Lịch sử làng nghề làm cối tre làng Đa Chất được truyền từ đời này qua đời khác và ngôn ngữ “lạ” của làng cũng vậy. Cuốn "Thần phả" ghi lại cách phát âm được phiên âm của hơn 200 từ "lóng" thông dụng, ông Đoán giải thích rằng "tiếng lóng" được nói theo cách cấu tạo câu tiếng Việt bình thường, ghép các từ lại với nhau cũng có chủ - vị ngữ.
Ví dụ “nhát choáng quá” (cô gái xinh quá) hoặc nói tiếng lóng xen lẫn tiếng Việt. Ví dụ “anh ra tớp cho tôi cái vẫy” (anh ra lấy cho tôi cái quạt).
Chúng tôi hỏi ông Đoán, hiện nay có cần thiết dùng "tiếng lóng" hay không, ông Đoán quả quyết: "Có chứ, lên tàu xe có kẻ nhăm nhe móc túi, chúng tôi sẽ thông báo cho người làng biết là “ón, ón mẹ móm nó tớp hách” (này, này cẩn thận kẻo nó móc túi đấy).
Ông Dương Ngọc Hổ, Phó chủ tịch UBND xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên chia sẻ: “Trong các cuộc họp chi bộ ở thôn, để "tiếng lóng" phổ biến hơn với người dân, xã sẽ đưa ngôn ngữ này vào cuộc họp”. Theo ông Hổ, hiện ông Nguyễn Ngọc Đoán đã tập hợp những người thợ cối năm xưa để ghi lại những câu, từ "tiếng lóng" quen thuộc. Ông Đoán cũng đang là thầy dạy "tiếng lóng" làng Đa Chất cho thế hệ trẻ trong làng để con cháu không quên nếp truyền thống, phong tục của quê hương.
“Mật ngữ” làng Đa Chất"Có nhát nóng ngoại về tõi rực?", ông Sớm nói với tôi. Hoá ra, câu đó có nghĩa là "Cháu ở cơ quan nào về đây?".
Người đàn ông tiếp tục nhìn tôi bảo: "Ngáo nhát còn chớt" và "Nhát thít mận". Nếu như ông sớm không dịch lại, hai câu trên có nghĩa là "Cháu nhìn còn trẻ" và "Cháu uống nước", tôi vẫn ớ ra chưa hiểu ông vừa nói gì. Ông Sớm cười: “Đó là một thứ ngôn ngữ riêng của làng, không nơi nào có thể biết và nói được".
"Khi nghề đóng cối trở thành nghề gia truyền của làng Đa Chất, “tiếng lóng” trở thành thứ tiếng riêng biệt của làng. Đó là ngôn ngữ của các thợ làm cối khi đi đóng cối thuê trên khắp cả nước, thợ cả truyền cho thợ phó, truyền từ đời này sang đời khác. Khi nghề đóng cối dần mai một vì người ta dùng nhiều máy móc, phương tiện hiện đại, ngôn ngữ của riêng những người thợ cối vẫn được giữ lại", ông Sớm cho hay.
Ông Sớm dẫn các ví dụ: "Người thợ chính muốn thợ phụ đi chặt tre bổ củi thì sẽ nói “xảo sởn quần ớt, quất ông lông đi”. Khi thấy người thợ phụ làm sai thợ cả sẽ nhắc “mày xấn táo rồi, bệt ngáo kìa” (mày làm lỗi rồi, nhà chủ nó trông thấy kia kìa). “Thợ đóng cối làm việc ở nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, cần phải có cách xã giao tốt. Để có thể vừa bảo vệ mình, vừa không mất lòng thiên hạ, lại giữ được nếp làng thế nên chúng tôi giao tiếp với nhau chủ yếu bằng "tiếng lóng” ông Sớm kể lại.
Theo ông Sớm, "tiếng lóng” làng Đa Chất được sử dụng tùy vào từng trường hợp. Nếu như không có người lạ đến mà chỉ có người trong làng thì người dân nơi đây sẽ không nói tiếng của mình, trừ khi các cụ ngồi nói chuyện, uống nước chè ôn lại những ngày tháng đi tứ phương đóng cối.
Gìn giữ "tiếng lóng"Theo chân ông Nguyễn Văn Sở, tôi đến ngôi đình làng Đa Chất gặp ông Nguyễn Ngọc Đoán, 81 tuổi, người trông coi đình làng Đa Chất. Ông Đoán là người thứ 2 trong làng còn thuộc nguyên vẹn "tiếng lóng" truyền thống từ thuở xa xưa.
Hiện nay cuốn sách đã được đưa sang Đức để nghiên cứu, song ông Đoán vẫn là người nắm giữ từng câu chữ trong cuốn sách đó. "Từ xưa thứ ngôn ngữ này được lưu lại nhờ truyền miệng, còn cuốn sách này chúng tôi để giữ lại cho thế hệ sau”, ông Đoán cho hay.
Lịch sử làng nghề làm cối tre làng Đa Chất được truyền từ đời này qua đời khác và ngôn ngữ “lạ” của làng cũng vậy. Cuốn "Thần phả" ghi lại cách phát âm được phiên âm của hơn 200 từ "lóng" thông dụng, ông Đoán giải thích rằng "tiếng lóng" được nói theo cách cấu tạo câu tiếng Việt bình thường, ghép các từ lại với nhau cũng có chủ - vị ngữ.
Ví dụ “nhát choáng quá” (cô gái xinh quá) hoặc nói tiếng lóng xen lẫn tiếng Việt. Ví dụ “anh ra tớp cho tôi cái vẫy” (anh ra lấy cho tôi cái quạt).
Ông Dương Ngọc Hổ, Phó chủ tịch UBND xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên chia sẻ: “Trong các cuộc họp chi bộ ở thôn, để "tiếng lóng" phổ biến hơn với người dân, xã sẽ đưa ngôn ngữ này vào cuộc họp”. Theo ông Hổ, hiện ông Nguyễn Ngọc Đoán đã tập hợp những người thợ cối năm xưa để ghi lại những câu, từ "tiếng lóng" quen thuộc. Ông Đoán cũng đang là thầy dạy "tiếng lóng" làng Đa Chất cho thế hệ trẻ trong làng để con cháu không quên nếp truyền thống, phong tục của quê hương.
Đinh Nhật./thanhnien.vn
Tag :
Đặc trưng Hà Nội
Bình Luận
0 Bình luận "Làng nói "tiếng lóng" độc nhất tại Hà Nội"